Khí clo lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele vào năm 1774.
Hạt bột clo
Clo là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cl và số nguyên tử bằng 17, thường tồn tại ở phân tử dạng 2 nguyên tử (Cl2).
Ion Clo, là một thành phần của muối ăn và các hợp chất khác, nó phổ biến trong tự nhiên và là chất cần thiết để tạo ra phần lớn các loại hình sự sống, bao gồm cả cơ thể người.
Clo có ái lực điện tử cao nhất và có độ âm điện đứng thứ 3 trong tất cả các nguyên tố.
Ở dạng khí, nó có màu vàng lục nhạt, nó nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần, có mùi hắc khó ngửi, và là chất độc cực mạnh.
Ở dạng nguyên tố trong điều kiện chuẩn, nó là một chất ôxi hóa mạnh, được sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng rất mạnh, cũng như là thuốc thử cần thiết trong ngành công nghiệp hóa chất.
Là một chất khử trùng thông thường, các hợp chất clo được sử dụng trong các bể bơi để giữ sạch sẽ và vệ sinh.
- Tính chất vật lý
Clo là khí có mùi sốc rất độc, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Đây là một chất khí màu vàng xanh có mùi đặc biệt mạnh mẽ của nó, mùi thuốc tẩy.
Clo là một khí có khả năng phản ứng ngay lập tức gần như với mọi nguyên tố.
Ở 10 °C một lít nước hòa tan 3,10 lít clo và ở 30 °C chỉ là 1,77 lít.
- Tính chất hóa học
Ngoài những tính chất hóa học của một phi kim như tác dụng với hầu hết kim loại tạo thành muối Clorua, tác dụng với Hiđro tạo khí hiđro clorua (Phản ứng này cần ánh sang mặt trời hoặc Mg cháy, ở nhiệt độ thường trong bóng tối không xảy ra, tỉ lệ mol 1:1 là hỗn hợp nổ).
Phương pháp Clo hóa là sử dụng khí Clo mới sinh (khí Clo mới sinh có khả năng hoạt hóa rất cao hơn hẳn khí Clo đã được cất giữ trong các bình chứa một thời gian) tác dụng trực tiếp với đối tượng cần Clo hóa như các kim loại, oxit kim loại hoặc các hợp chất hữu cơ (benzen, toluen…), với nước, bazơ,…
Clo thể hiện một số hóa tính trong phản ứng Clo hóa như sau:
a)Tác dụng với nước tạo dung dịch nước clo:
Cl2 (k) + H2O (l) ↔ HCl (dd) + HClO (dd)
Dung dịch nước Clo là dung dịch hỗn hợp giữa Cl2, HCl và HClO nên có màu vàng lục, mùi hắc của Clo; dung dịch axit lúc đầu làm giấy quỳ chuyển sang màu đỏ nhưng nhanh chóng bị mất màu ngay sau đó do tác dụng oxi hóa mạnh của Axit Hipoclorơ HClO.
b)Tác dụng với dung dịch Natri Hiđroxit NaOH tạo dung dịch nước Giaven:
Cl2 (k) + 2NaOH (dd) → NaCl (dd) + NaClO (dd) + H2O (l)
Dung dịch nước Javen là hỗn hợp hai muối Natri Clorua NaCl và Natri Hipoclorit NaClO, có tính tẩy màu vì tương tự như Axit Hipoclorơ HClO, Natri Hipoclorit NaClO là chất oxi hóa mạnh.
c)Tác dụng với kim loại tạo muối Clorua (trừ Au, Pt,..)
Cu + Cl2 -> CuCl2 (Cần nhiệt độ)
2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3
d)Ngoài ra, Cl2 còn có thể tác dụng với kiềm dạng rắn ở nhiệt độ cao:
3Cl2(k) + 6KOH (r) −(t°)-> 5KCl (dd) + KClO3 (dd) + 3H2O (l)
- Ứng dụng
Sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, khử trùng, thuốc nhuộm, thực phẩm, thuốc trừ sâu, sơn, sản phẩm hóa dầu, chất dẻo, dược phẩm, dệt may, dung môi và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.
Trong hóa hữu cơ chất này được sử dụng rộng rãi như là chất ôxi hóa và chất thế vì clo thông thường tạo ra nhiều thuộc tính có ý nghĩa trong các hợp chất hữu cơ khi nó thây thế hiđrô (chẳng hạn như trong sản xuất cao su tổng hợp).
Clo cũng được sử dụng trong sản xuất các muối clorat, clorofom, cacbon tetraclorua và trong việc chiết xuất brôm.
Ứng dụng chính của clo là khử trùng trong nước sinh hoạt, hồ bơi, nước ăn uống
clo khử nước hồ khỏi các vi khuẩn có thể nguy hại cho con người.
Clo diệt vi khuẩn qua một phản ứng hóa học khá đơn giản.
Cl2 (k) + H2O (l) ↔ HCl (dd) + HClO (dd)
Cả hai chất này giết chết các vi sinh vật và vi khuẩn bằng cách tấn công vào lớp lipid của thành tế bào rồi phá hủy các enzym và các cấu trúc bên trong tế bào khiến chúng bị ôxi hóa, trở nên vô hại.
Sự khác biệt giữa HOCl và OCl- là tốc độ ôxi hóa của chúng. Axit hypoclorơ có khả năng ôxi hóa các vi sinh vật chỉ trong vài giây, trong khi các ion hypoclorit có thể mất đến 30 phút.
Sau khi HOCl đã hoàn tất quá trình làm sạch các hồ bơi, chúng sẽ kết hợp với hóa chất khác( nitơ hay amoniắc) hoặc chia thành các nguyên tử đơn và mất hoạt tính. Ánh sáng mặt trời cũng góp phần làm tăng tốc độ các quá trình này.
Chính vì thế, phải tiếp tục thêm clo vào hồ bơi để quá trình làm sạch diễn ra liên tục. Ngoài ra, clo còn có vị trí quan trọng trong công nghệ xử lý nước uống khử các vi khuẩn và tảo trong nước bẩn, làm thuốc tẩy trắng quần áo và đồ dùng.
Vì vậy, nước trong hồ bơi luôn có mùi nồng nặc của clo
Lượng clo trong nước vượt quá mức cho phép sẽ có một số tác dụng phụ như mùi,ngứa và rát