Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người hay bất kì sinh vật sống nào trên trái đất. Đây là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nước luôn cần cho mọi sự sống và phát triển. Nước vừa là môi trường, nhưng nó cũng chính là nguồn sống. Nước vừa mang theo vô vàn lợi ích cho sức khoẻ. Nhưng cũng chính là đầu vào, là nguyên liệu trong các hoạt động sản suất, nông nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, nếu trái đất không có nước sẽ không thể tồn tại được. Vậy vai trò của nước là gì? Và thực trạng nguồn nước hiện nay như thế nào?
Tài nguyên nước
Nguồn nước không vô hạn
Hơn 75% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước ở trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới là có thể sử dụng làm nước uống.
Do đó, việc cung cấp nước sạch sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. Bởi nước là một tài nguyên có thể tái tạo, nhưng không vô hạn. Cùng với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng. Nước sạch dự báo sẽ sớm trở thành một trong những thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong thế kỷ trước.
Thế nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu khác. Như điện, khí đốt, nhiên liệu sinh học,… Nước không thể thay thế. Và trên thế giới, tất cả các sinh vật đều cần đến nó để bảo đảm cuộc sống. Vậy nên vấn đề nước trở thành chủ đề quan trọng trên các hội đàm quốc tế.
Tình trạng thiếu nước
Ngoài ra, tình trạng khai thác và sử dụng nước không hợp lí cũng rất nguy hiểm. Bởi, đây chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nhiều cộng đồn, nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là những thiệt hại về con người và kinh tế. Thiếu nước cũng đã từng là nguyên nhân dẫn đến những xung đột. Giữa các khu vực, các quốc gia,… Dẫn đến mất trật tự an ninh thế giới
Tình trạng thiếu nước cũng do một phần ý thức của con người. Hầu hết chỉ 55% lượng nước được khai thác và sử dụng một cách thực sự. 45% còn lại đều bị thất thoát, rò rỉ. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều nhiên liệu hoá thạch cũng đã làm vỡ các mạch nước ngầm. Theo đó mà gây ra rất nhiều các hệ luỵ khác. Như hiện tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu, hiện tượng nhà kính, thúng tầng ozon,…