Banner web kinetico-02 (1)
banner kinetico

Trang chủ » Sắt và nước sinh hoạt

Sắt và nước sinh hoạt

Do ion sắt 2 dễ bị oxy hóa thành hydroxyt sắt 3, tự kết tủa và lắng nên sắt ít tồn tại trong nguồn nước mặt. 

Fe2+    + O2= Fe3+

                                                Nước sinh hoạt bị nhiễm sắt

Đối với nước ngầm, trong điều kiện thiếu khí, sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe2+ và hoà tan trong nước. Khi được làm thoáng, sắt 2 sẽ chuyển hóa thành sắt 3, xuất hiện kết tủa hydroxyt sắt 3 có màu vàng, dễ lắng. 

Trong trường hợp nguồn nước có nhiều chất hữu cơ, sắt có thể tồn tại ở dạng keo (phức hữu cơ) rất khó xử lý.

Với nguồn nước có độ PH thấp sẽ gây hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa. Sắt không có hại cho cơ thể, tuy nhiên hàm lượng sắt cao sẽ làm nước có vị tanh, màu vàng, khó sử dụng.

Nước trong veo, không mùi, không vị chưa hẳn đã đảm bảo, bởi rất nhiều chất độc hại, kim loại nặng… bằng cảm quan hay các công cụ không thể nhận biết được. Để biết chính xác nguồn nước có vấn đề gì hay không cần mang nước tới các cơ quan kiểm nghiệm uy tín để kiếm tra, đánh giá. Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (cơ quan kiểm nghiệm nước đầu ngành của Bộ Y Tế), Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam (của bộ Khoa học Công nghệ), Viện Pasteur… là những đơn vị uy tín đủ cơ sở để làm các đánh giá chất lượng nước. Người dân có thể tới các cơ sở này để làm các xét nghiệm cho ra một kết luận chính xác về nguồn nước. 

 

Liên Hệ Với CHúng Tôi