Nước sinh hoạt luôn gắn với mọi hoạt động sinh hoạt của con người. Hiện nay tình trạng ô nhiễm nước sinh hoạt đang ở mức báo động khiến cho ai nấy cũng băn khoăn lo lắng. Nhiều người muốn biết làm thế nào để biết được chất lượng nước sinh hoạt của gia đình nhà mình có đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn hay không? Để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Hiểu được sự lo lắng ấy hôm nay Trường Tiền muốn chia sẻ với các bạn những thông tin liên quan đến tiêu chuẩn nước sinh hoạt mà bộ y tế đưa ra để các bạn tham khảo.
Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của bộ y tế là gì?
Những tiêu chuẩn này được quy định rõ trong quy chuẩn việt nam về nước sinh hoạt 02:2009/BYT. Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các tiêu chí chất lượng đối với nước sử dụng vào mục đích sinh hoạt thông thường. Lưu ý đây là chỉ sinh hoạt thông thường như tắm rửa, giặt rũ chứ không bao gồm sử dụng để ăn uống trực tiếp, chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến.
Phạm vi áp dụng với tất cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức, các hộ gia đình khai thác, tự khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt và bao gồm cả các cơ sở cung cấp nước dưới 1000m3/1 ngày đêm.
Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo quy chuẩn:
Hình ảnh về bảng tiêu chuẩn nước sinh hoạt của bộ y tế
Ghi chú trong bảng QCVN 02 nước sinh hoạt (Quy chuẩn 02 nước sinh hoạt)
1. (*) Chỉ tiêu về cảm quan là các chỉ tiêu về màu sắc, mùi vị có thể nhìn thấy bằng mắt tường.
2. SMEWW viết tắt của Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water là các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải
3. US EPA viết tắt của United States Environmental Protection Agency nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
4. TCU viết tắt của True Color Unit là đơn vị đo của chỉ tiêu màu sắc
5. NTU viết tắt của Nephelometric Turbidity Unit là đơn vị đo của chỉ tiêu độ đục
6. Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
7. Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).
Xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu? Thời gian bao lâu?
Để có thể xét nghiệm được nước sinh hoạt đảm bảo chính xác thì các bạn nên đem mẫu nước đến các đơn vị xét nghiệm có quy tín được Bộ Y Tế cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn.
Nếu bạn ở Hà Nội thì có thể tới các địa chỉ sau:
1. Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
Đ/c: Số 18 hoặc 8A Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
2. Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Hà Nội
Đ/c: 70 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
3. Trung Tâm Dịch Vụ Khoa Học Kỹ Thuật và Y Tế Dự Phòng
Đ/c: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
4. Viện Sức Khỏe Nghề Nghiệp và Môi Trường
Đ/c: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Còn đối với TPHCM, các bạn có thể liên hệ bên dưới đây:
- Viện Vệ Sinh Y Tế Công cộng – 159 Hưng Phú, P8, Quận 8 (gần cầu Chữ Y)
- Viện Pasteur – 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3
Thời gian xét nghiệm đến khi có kết quả trong khoảng 15 ngày.
Lưu ý để kết quả xét nghiệm chính xác thì ngay sau khi lấy mẩu thử các bạn nên đem đi xét nghiệm ngay.
Khi phát hiện ra nước sinh hoạt của bạn không đạt tiêu chuẩn thì cần tiến hành lắp đặt hệ thống dây chuyền lọc nước sinh hoạt hoặc tốt nhất có thể lắp đặt dây chuyền lọc nước công nghiệp phục vụ sinh hoạt và ăn uống.