Tùy vào từng trình trạng ô nhiễm của nguồn nước mà chúng ta sẽ áp dụng phương pháp xử lý nước nhiễm sắt khác nhau. Dưới đây sẽ là bốn phương pháp xử lý tốt nhất mà bạn có thể loại bỏ sắt ra khỏi nới mà không cần phải tìm nguồn nước mới.
Chất làm mềm nước
Đây là giải pháp xử lý nước cứng được sử dụng nhiều nhất từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nó chỉ có thể loại bỏ được 1 lượng nhỏ sắt cũng như các kim loại nặng khác.
Chất làm mềm nước cũng sử dụng quá trình trao đổi ion bằng Natri. Những kim loại này sẽ tạo ra vết cặn ở đáy nước và được rửa sạch sau mỗi lần thực hiện.
Tuy nhiên, phương pháp này còn có nhược điểm lớn nữa là tốn khá nhiều công sức.
Oxy hóa sắt
Có rất nhiều phương pháp mà chúng ta có thể sử dụng để oxy hóa sắt, bao gồm vôi, các tác nhân như Clo dioxide, Ozone, hoặc Kali Permanganat.
Phương pháp thân thiện với môi trường và hiệu quả nhất đó là sục khí để oxy hóa sắt.
Sắt dễ bị oxy hóa bởi Oxy trong khí quyển, quá trình sục khí oxy sẽ biến đổi từ dạng hòa tan thành dạng không hòa tan. Quá trình này cần 0,14 ppm oxy để hòa tan được 1 ppm sắt.
Hình ảnh xử lý nước nhiễm sắt bằng sục khí
Ưu điểm của phương pháp này là không cần phải sử dụng hóa chất hòa tan và không tốn quá nhiều công sức.
Trong quá trình sục khí thì bạn cần phải kiểm tra thường xuyên vì:
– Nếu để lượng không khí quá cao sẽ bị bão hòa oxy hòa tan
– Khi lượng không khí không đủ sẽ không thể oxy hóa sắt đúng cách
Có 2 phương pháp thường được sử dụng đó là làm thác nước và sửi bọt khí vào nước.
Điểm quan trọng của phương pháp này là sau khi xử lý, bạn phải để ít nhất 20 phút trước khi mang đi sử dụng hoặc mang đi lọc.
Độ PH của nước cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phản ứng, vì vậy, bạn cần điều chỉnh độ PH làm sao cho phù hợp trong quá trình trữ nước.
Sử dụng các công nghệ lọc
Sau khi nước đã được xử lý bằng những phương pháp tạo kết tủa, chúng ta có thể lọc bằng các công nghệ như đèn tia cực tím UV.
Các loại máy lọc nước UV hay RO hoàn toàn có thể loại bỏ được nước cứng có chứa kim loại sắt những sẽ khiến cho các lõi lọc nhanh bị tắc và tuổi thọ của các lõi lọc bị giảm. Vậy nên, bạn phải đảm bảo cho nguồn nước đầu vào càng sạch càng tốt.
Các công nghệ lọc này có thể loại bỏ rất tốt nguồn nước bị nhiễm sắt bằng các bộ lọc thô, bộ lọc tinh cũng như bộ lọc than
Không chỉ loại bỏ được các kim loại nặng như sắt mà nó còn có thể loại bỏ tất cả vi khuẩn, vi rút gây bệnh có trong nước, mang đến nguồn nước sạch an toàn để bạn sử dụng uống trực tiếp mà không cần đun sôi.
Xử lý nước nhiễm sắt bằng tro bếp
Đây là giải pháp xử lý nước bị nhiễm sắt đơn giản nhất và tiết kiệm nhất.
Công việc rất đơn giản của bạn là sử dụng khoảng 5 gam tro và hòa tan đều vào khoáng một lít nước, để đó cho kết tủa lắng đọng lại khoáng 20 đến 30 phút.
Quá trình này sẽ tạo ra phản ứng thủy phân giữa sắt không hòa tan và K2CO3 (tro) để tạo thành kết tủa trắng và lắng xuống đáy.
Cách làm này chỉ có thể làm giảm một lượng sắt nhất định trong nước chứ không thể loại bỏ triệt để được.